Bài 22: Sự suy yếu nhà nước phong kiến tập quyền Tình hình chính trị, xã hội

Sau một thời gian thịnh vượng, nhà Lê bước vào cảnh suy thoái. Vua quan ăn chơi, không quan tâm đến đời sống nhân dân. Điều đó khiến cho nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Mặc dù các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt, tuy nhiên đó là những tín hiệu xấu cảnh báo sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền. Và bài học dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về tình hình chính trị - xã hội nhà Lê lúc bấy giờ. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Tình hình chính trị, xã hội

1. Triều đình nhà Lê

  • Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái.
    • Vua ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém.
    • Nội bộ triều đình chia bè, kéo cánh, tranh giành quyền lực.

2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân

a. Nguyên nhân

  • Đời sống nhân dân cực khổ, lâm vào cảnh khốn cùng.
  • Mâu thuẫn:
    • Nông dân > < địa chủ
    • Nhân dân > < nhà nước phong kiến.

=>Phong trào khởi nghĩa bùng nổ.

b. Các cuộc khởi nghĩa:

  • Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra nhiều hơn trong nước. Ở trong nước khởi nghĩa Trần Tuân ở Sơn Tây (Hà Tây), khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng ở Nghệ An, Thanh Hóa…
  • Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo đầu năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh).

c. Kết quả, ý nghĩa:

  • Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp và thất bại nhưng đã góp phần làm cho nhà Lê mau chóng sụp đổ.

B. Bài tập & Lời giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Trang 105 – sgk lịch sử 7

Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 106 – sgk lịch sử 7

Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI?

Xem lời giải

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 106 – sgk lịch sử 7

Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là gì?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 106 – sgk lịch sử 7

Hãy nêu ý nghĩa của phong trào nông dân đầu thế kỉ XVI?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Lịch sử 7, hay khác:

Để học tốt Lịch sử 7, loạt bài giải bài tập Lịch sử 7 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI-XII)

CHƯƠNG III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII-XIV)

CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THÉ KỈ XVI)

CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.