Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Địa lí 12 trang 82

Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng là phải có cơ cấu hợp lí giữa các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ. Vậy nước ta đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào? Mời các bạn đến với bài học “ chuyển dịch cơ cấu kinh tế”.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

  • Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trong khu vực I và III.
  • Tùy theo từng ngành mà trong cơ cấu lại có sự chuyển dịch riêng:

* Ngành nông nghiệp:

  • Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
  • Trong trồng trọt:
    • Giảm tỷ trọng cây lương thực,
    • Tăng tỷ trọng cây công nghiệp (cây CN xuất khẩu, nguyên liệu CN, có giá trị)

* Ngành công nghiệp – xây dựng:

  • Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác.
  • Tăng tỉ trọng sản phẩm cao cấp giảm các sản phẩm có chất lượng thấp và trung bình.

* Ngành dịch vụ - du lịch:

  • Kết cấu hạ tầng, đô thị phát triển nhanh, nhiều loại dịch vụ mới ra đời như: Viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ...

2. Chuyển dịch cơ cấu Thành phần kinh tế

Chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển KT nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới.

  • Kinh tế nhà nước : Giảm về tỉ trọng (40,2 – 38,4%), nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
  • Kinh tế ngoài Nhà nước (KT tập thể, KT tư nhân, KT cá thể) : Giảm (53,5 – 45,6%). Tuy nhiên, trong đó có thành phần KT tư nhân vẫn tăng (7,4 – 8,9%).
  • Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài : tăng nhanh (6,3 – 16,0%), đặc biệt là khi đất nước ta gia nhập WTO.

3. Chuyển dịch cơ cấu Thành phần kinh tế

  • Nước ta đã hình thành các vùng động lực phát triển KT:
  • NN: hình thành các vùng chuyên canh (LTTP, cây CN).
  • CN: hình thành các khu CN tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
  • ĐNB: phát triển CN mạnh nhất nước, giá trị CN chiếm 66,6% (năm 2005).
  • ĐBSCL: vùng trọng điểm LTTP lớn nhất nước, giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản chiếm 40,7% cả nước.
  • Cả nước hình thành 3 vùng KT trọng điểm: Vùng KT trọng điểm phía Bắc, Miền Trung, phía Nam.

B. Bài tập & Lời giải

Câu 1: Quan sát hình 20.1, phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh kế ở nước ta, giai đoạn 1990- 2005.

Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Xem lời giải

Câu 2: Phân tích bảng 20.2 để thấy sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế. Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì?

Xem lời giải

Câu 3: Điền các nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu:

Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Xem lời giải

Câu 4: Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của thủy sản nước ta (giá thực tế)

(Đơn vị: tỉ đồng)

Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a) Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta qua các năm.

b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Xem lời giải

Câu hỏi: Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế của nước ta hiện nay?

Xem lời giải

Câu hỏi: Tại sao lao động trong các ngành dịch vụ ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ thấp?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Địa lí 12, hay khác:

Để học tốt Địa lí 12, loạt bài giải bài tập Địa lí 12 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12

ĐỊA LÍ KINH TẾ LỚP 12

 

TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 12

MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP MÔN ĐỊA LỚP 12

TUYỂN TẬP ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.