Có ý kiến cho rằng: "Thơ Vũ Đình Liên mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ". Hãy nêu cách hiểu của em về "niềm hoài cổ"? "Niềm hoài cổ" trong bài thơ "Ông đồ" được thể hiện như thế nào?

Câu 5. Có ý kiến cho rằng: "Thơ Vũ Đình Liên mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ". Hãy nêu cách hiểu của em về "niềm hoài cổ"? "Niềm hoài cổ" trong bài thơ "Ông đồ" được thể hiện như thế nào?

Bài Làm:

Ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã thể hiện một khung cảnh vắng vẻ, hình ảnh tấp nập khi xưa đã không còn, sự trân trọng cùng những lời ngợi khen cũng phai mờ theo năm tháng. Cái còn lại chỉ là không khí vắng lặng đến nao lòng. Xót xa đến nỗi nhà thơ phải thốt lên "Người thuê viết nay đâu". Nhà thơ đã sử dụng khéo léo những hình ảnh mang tính biểu tượng: Giấy vốn đỏ thắm rực rỡ là vậy, nay cũng trở nên nhạt nhòa, ảm đạm. Mực khi xưa sóng sánh bay lượn theo từng nét chữ, nay lại lẳng lặng lắng đọng. Những sự vật vốn vô tri vô giác, trước thực tại hoang tàn cũng mang nặng tâm trạng "buồn", "sầu". Nỗi niềm đồng cảm, xót thương kín đáo mà vô cùng bi ai.

Sang đến khổ 4, những con người từng ở vị trí cả xã hội tôn kính khi xưa vẫn ở đó, vẫn tiếp tục công việc của mình, không hề đổi thay. Nhưng thời thế biến chuyển, ông đồ rơi vào hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Con người vẫn tĩnh tại, nhưng lòng người đã không còn vẹn nguyên. Dòng người tấp nập ngược xuôi lại không ai nguyện ý dừng chân ngoái lại, vô tình đến đau lòng. Hình ảnh của ông đồ đã trở nên nhạt nhòa đến mức vô hình "ngồi đó" nhưng "không ai hay", cô độc, lạc lõng cùng cực.

Khổ cuối, hình ảnh hoa đào vẫn nở rộ, nhưng nho học đã hết thời, ông đồ cũng không thấy nữa. Ông đồ đã hoàn toàn biến mất trong bức tranh. Là do lòng người đổi thay, là do thời gian xóa nhòa hay nét đẹp truyền thống không được giữ gìn đã mất? Câu hỏi tu từ cuối cùng vang lên bày tỏ tấm lòng xót thương vô hạn cho giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những người đã hết lòng giữ gìn nét đẹp ấy.

=> Bài thơ thay lời tác giả gửi gắm nỗi hoài niệm xót thương với ông đồ, niềm tiếc nuối cho sự mai một của nền văn hóa dân tộc.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn bài 2: Đọc hiểu văn bản Ông đồ

2. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Xác định vần và nhịp của bài thơ.

Câu 2. Cảnh và người ở phần đầu bài thơ hiện lên như thế nào?

Xem lời giải

Câu 3. Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết nào?

Xem lời giải

Câu 4. Từ "nhưng" ở dòng 9 có vai trò gì?

Xem lời giải

Câu 5. Các hình ảnh ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu?

Xem lời giải

CÂU HỎI

Câu 1. Bài thơ Ông đồ viết về ai và về việc gì? Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì?

Xem lời giải

Câu 2. Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì?

Xem lời giải

Câu 3. Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?

Xem lời giải

Câu 4. Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

Xem lời giải

Câu 5. Nêu cảm nhận của em về các câu thơ sau:

- Giấy đỏ buồn không thắm;

  Mực đọng trong nghiên sầu...

- Lá vàng rơi trên giấy;

  Ngoài trời mưa bụi bay.

Theo em, những câu thơ đó tả cảnh hay tả tình? Vì sao?

Xem lời giải

Câu 6. Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục "xin chữ" mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?

Xem lời giải

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Ông đồ?

Xem lời giải

Câu hỏi 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Ông đồ

Xem lời giải

Câu hỏi 3. Phân tích tác phẩm Ông Đồ

Xem lời giải

Câu 4. Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng đặc sắc trong đoạn thơ sau: 

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu..."

Xem lời giải

Câu 6. Trong bài "Ông đồ", nhà thờ Vũ Đình Liên có viết:

" Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

a. Em hiểu từ "xưa" và "cũ" trong đoạn trên như thế nào?

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng hai từ trên trong đoạn thơ.

Xem lời giải

Câu hỏi 7. Một trong những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Ông đồ" (Vũ Đình Liên) là sử dụng nghệ thuật đối lập. Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của nghệ thuật đó bằng cách hoàn thiện bảng đưới đây:

Hình ảnh ông đồ thời vàng son  Hình ảnh ông đồ thời tàn lụi   Tác động
     

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.